Một số kinh nghiệm đo cách điện máy biến áp

Được viết bởi thiet-bi-dien-mgg
Đánh giá bài viết
(1 Đánh giá)
Một số kinh nghiệm đo cách điện máy biến áp Một số kinh nghiệm đo cách điện máy biến áp

Phục vụ cho công tác thí nghiệm định kỳ và điều tra sự cố tại các đơn vị, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung đã cấp cho Công ty Điện lực Bình Định nhiều loại thiết bị đo cách điện và đã trang bị đến các tổ sản xuất, việc sử dụng các thiết bị này của người công nhân quản lý đường dây và TBA đã tương đối tốt. Thiết bị phổ biến đang được sử dụng là loại Kyoritsu 3121 (hình 1).

Trên thiết bị đo cách điện còn một đầu dây cắm (có ký hiệu GRUAD như hình vẽ) nhưng thực tế không thấy ai sử dụng, đó là do chưa hiểu đầy đủ về sơ đồ đo điện trở cách điện. Để giải thích điều này chúng ta xem xét sơ đồ đo cách điện của một đối tượng như hình 2

 

máy biến áp (máy biến thế) kinh nghiệm đo cách điện

Hình 1: Đầu dây cắm của dụng cụ đo cách điện

 

Khi đặt một điện áp cao lên đối tượng đo, dòng điện sẽ hình thành theo 2 hướng: dòng chạy trên bề mặt và dòng chạy trong lòng đối tượng đo. Tuỳ theo tính chất, hình dáng, mức độ bám dính bề mặt, môi trường, khí hậu... mà dòng điện chạy trên bề mặt đối tượng đo lớn hay nhỏ và đo đó kết quả đo cách điện cũng phụ thuộc vào điều này (mức độ sai số có thể rất lớn).

Qua thực tế và sự nghiên cứu của nhà sản xuất, các dụng cụ đo cách điện được sản xuất ra đều có các đầu dây để loại bỏ ảnh hưởng của dòng điện bề mặt, đó chính là đầu dây cắm có ký hiệu G hoặc GUARD (hình 2).

Khi không sử dụng dây cắm GUARD thì dòng đi qua chỉ thị là tổng của dòng đo cách điện và dòng dò bề mặt (đi về dây cắm E-RARTH) nên kết quả đo được thường có giá trị thấp, không phản ánh đúng điện trở cách điện của đối tượng cần đo. Khi sử dụng dây cắm GUARD, dòng dò được tách ra (đi về dây cắm GUARD) và không đi qua chỉ thị, lúc này kết quả chỉ thị là điện trở cách điện của đối tượng cần đo.

 

máy biến áp (máy biến thế) kinh nghiệm đo cách điện

Hình 2: Sơ đồ đo điện trở cách điện

 

Ứng dụng trong thực tế khi đo cách điện máy biến áp như sau:

- Hai dây cắm E (EARTH) và L (LINE) vẫn đặt vào máy biến áp như cũ.

- Khoảng giữa các sứ Bushing ta dùng một đoạn dây dẫn trần, mềm quấn 2 vòng bám chặt vào bề mặt sứ để thu nhận dòng 100% dò bề mặt, nối với nhau và nối về dây cắm G (GUARD).

- Đọc kết quả đo cách điện như thông thường vẫn thực hiện trước đây.

 

Ngày 09/01/2014, lúc 20h14' TBA Nhơn Phước 2 Điện lực Quy Nhơn bị sự cố đứt 3 chì trạm, 01 chì nhánh rẽ, công nhân quản lý kiểm tra cách điện thấp, không đạt tiêu chuẩn vận hành, xin thay máy khác. Ngày 10/01/2014 thực hiện tại hiện trường đo kiểm tra lại chất lượng MBA, có số liệu như sau:

1- Đo bình thường: Rcđ(C-V)=45 MΩ, Rcđ (H-V)=0 MΩ, Rdc các cuộn dây cao-hạ bình thường, máy không có hiện tượng gì bất thường.

2- Đo có vòng chắn GUARD: Rcđ(C-V)=70.000/50.000 MΩ, Rcđ(H-V)= 70.000MΩ.

Kết luận: máy biến áp đủ tiêu chuẩn vận hành, 10h thực hiện đóng điện thành công TBA Nhơn Phước 2. (Vị trí lắp đặt TBA này gần bờ đầm Thị Nại nên mức độ hơi nước nhiễm mặn cao, việc vệ sinh sứ không thực hiện được triệt để nên dòng dò bề mặt rất lớn, kết quả đo Rcđ rất nhỏ)

Đây là vấn đề áp dụng lý thuyết vào thực tế, tuy nhiên kết quả đem lại rất hiệu quả. Tác giả bài báo xin phổ biến, trao đổi kinh nghiệm để đồng nghiệp các đơn vị bạn tham khảo, áp dụng.

Được xem 1296 lần

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin

Liên hệ

CÔNG TY TNHH MGG VIỆT

TM2-9, Tầng 2, Tòa nhà 903, Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: 0915.915.680

Truy cập

5690205
Hôm nay
Hôm qua
1312
3569