Yêu cầu kỹ thuật với MBA 110KV

Được viết bởi
Đánh giá bài viết
(2 Đánh giá)
Yêu cầu kỷ thuật với MBA 110KV Yêu cầu kỷ thuật với MBA 110KV

Máy biến áp 110 kV được đề cập dƣới đây là máy biến áp có cuộn sơ cấp được đấu vào lƣới điện 110kV, dùng để cấp điện cho lưới điện trung thế. Vị trí lắp đặt ngoài trời với độ cao không quá 1000 m so với mực nƣớc biển.

 1. Yêu cầu chung đối với thiết kế và chế tạo máy biến áp 110 kV:


Trong việc thiết kế, chế tạo, kích thước và vật liệu của tất cả các bộ phận MBA phải đảm bảo rằng chúng sẽ không bị tổn hại dưới những điều kiện bất lợi nhất đã được dự tính và cũng không dẫn đến độ lệch hay độ rung động mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của thiết bị. Cơ tính của thiết bị được chế tạo để tránh bị hư hại do bụi bẩn và ăn mòn, rỉ trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm.


Tất cả các thiết kế phải đảm bảo sao cho việc lắp đặt, thay thế và bảo dưỡng sửa chữa thuận tiện, giảm thiểu nguy cơ cháy và thiệt hại do cháy; ngăn chặn côn trùng và bụi bẩn xâm nhập vào phần mang điện và bộ phận truyền động, mạch nhị thứ. Các vật liệu và thiết bị có khả năng làm việc liên tục với yêu cầu kiểm tra và bảo dưỡng nhỏ nhất trong điều kiện làm việc ở khí hậu nhiệt đới.


Tuổi thọ các thiết bị và vật liệu chính để chế tạo máy biến áp và thiết kế kết cấu máy phải đảm bảo cho máy có tuổi thọ trên 25 năm trong điều kiện làm việc bình thƣờng.


Ưu tiên chọn MBA có đủ 3 cấp điện áp cơ bản: 110/35/22kV. Trường hợp MBA chỉ có 2 cấp 110/22kV (Tổ đấu dây khi đó là Yn/Yn-12) thì bắt buộc MBA phải có cuộn cân bằng với công suất tương ứng tối thiểu 30% công suất MBA.
Tất cả các thiết bị kiểm soát, đo lường, điều khiển và bảo vệ máy biến áp ngoài các chức năng riêng phải có bộ chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu trạng thái, tín hiệu dạng tương tự sang tín hiệu số (dạng tín hiệu điện 0-10V, 4-20mA,...) để hiển thị thông qua rơ le F90, BCUs và các rơ le bảo vệ máy biến áp trong tủ điều khiển bảo vệ MBA, kết nối với hệ thống máy tính điều khiển trạm và phục vụ kết nối SCADA. Chuẩn kết nối phải phù hợp với chuẩn chung của Quốc tế và các quy định mới nhất của EVN.


2. Vỏ MBA:

- Vỏ bằng thép, cấu trúc hàn đường viền hoặc bắt bulong bên dƣới thân vỏ, phần nắp được thiết kế, chế tạo giảm thiểu khả năng rò rỉ dầu, có khả năng chịu đựng mà không rò rỉ hoặc biến dạng với áp lực bên trong: 1kg/cm2 hoặc độ chân không: 760mmHg.
- Kết cấu của vỏ máy biến áp và đặc biệt là phần đế máy phải chịu được lâu dài trọng lượng toàn bộ máy. Khi nâng hạ toàn bộ máy không bị biến dạng hay rò rỉ dầu. Có thể di chuyển máy thủ công bằng các phương tiện thô sơ trên mặt đường gồ ghề, không bằng phẳng, mà không bị biến dạng.
- Có khả năng xử lý chân không tại hiện trường (kể cả phụ kiện).
- Có các cửa thăm để kiểm tra, xử lý thiết bị bên trong MBA.
- Vỏ MBA và nắp trên phải được thiết kế sao cho không bị đọng nước ở các hốc, rãnh
- Có thang leo để kiểm tra, bảo dưỡng MBA. Thang được bố trí khu vực dưới thùng dầu phụ của máy biến áp để có thể tiếp cận rơ le hơi mà không phải cắt điện máy biến áp.
- Có giá đỡ thanh cái, chống sét đầu cực và cáp phía trung thế. Giá đỡ được bắt vào thân máy và có thể tháo rời khi vận chuyển.
- Mỗi MBA phải có ít nhất 4 móc nâng hạ đảm bảo nâng được an toàn khối lượng toàn bộ máy. Vị trí các móc đảm bảo rằng các sợi cáp/xích cẩu không tác động gây hƣ hỏng các chi tiết khác của máy.
- Trên thân máy biến áp phải đánh dấu điểm trọng tâm của máy.
- Trên thân máy bố trí các giá đỡ dây cáp nhị thứ, cáp tín hiệu và phải cách vỏ chính của máy tối thiểu là 7cm.
- Các giống của MBA phải là loại chịu dầu, chịu sự tác động của môi trường ngoài trời. Tiêu chuẩn kỹ thuật của giống như sau:
+ Độ trương nở trong dầu biến thế của giống sau 96 giờ ở 800C không quá 02% (thử nghiệm theo TCVN 2752).
+ Độ giãn dài khi kéo đứt ≥350% (thử nghiệm theo TCVN 1754)
+ Hệ số lão hóa trong dầu biến thế và trong không khí sau 96 giờ ở 800C phải tương ứng ≥85% và 90% (thử nghiệm theo TCVN 2229).
- Trên thân MBA phải có trang bị:
 Van xử lý dầu (trên và dƣới)
 Van lấy mẫu dầu (giữa và dưới), phải trang bị riêng với van xả dầu và có thể lấy mẫu dầu từ mặt đất
 Van tháo dầu thân MBA và nút tháo dầu cặn
 Các van rút chân không, van cánh bƣớm bộ tản nhiệt…
Các van phải được bố trí dễ thao tác, có biện pháp che kín, tránh ẩm các đầu van, đƣờng ống nối tháo dầu, khí.
- Xử lý bề mặt: Vỏ máy biến áp và các chi tiết sắt thép khác phải đƣợc bảo vệ
chống gỉ bằng sơn chuyên dùng ngoài trời, chịu dầu (hoặc mạ kẽm nhúng nóng), độ dày lớp phủ tối thiểu là 80µm. Mầu sơn phải sáng để tránh hấp thụ ánh nắng mặt trời. Trước khi sơn phủ, vỏ MBA phải đƣợc xử lý làm sạch bề
mặt bằng các phương pháp công nghiệp (Phun cát, phun bi, nhúng hóa chất, ...)

3. Lõi thép, mạch từ và các cuộn dây MBA:

- Lõi từ: Được chế tạo từ vật liệu lá thép kỹ thuật điện (Thép silic cán nguội cắt chéo 45O , thép vô định hình). Các lá thép được phủ cách điện 2 mặt, không có ba via.
- Cuộn dây: Các cuộn dây máy biến áp phải được chế tạo bằng vật liệu đồng kỹ thuật điện, có độ tinh khiết cao (Hàm lượng Cu ≥99,97%).
- Lõi từ và cuôn dây phải đƣợc bắt chặt với vỏ máy và có móc nâng để nâng tháo lõi thép và cuộn dây ra khỏi vỏ.

4. Sứ xuyên cách điện

- Sứ xuyên phải chịu đƣợc dòng định mức và dòng quá tải cho phép của MBA. Các sứ xuyên phải là loại ngoài trời và ở mỗi cấp điện áp phải là cùng loại với nhau.
- Toàn bộ các sứ xuyên phải bố trí hợp lý phía trên mặt MBA, cùng cấp điện áp phải gần nhau. Trường hợp không bố trí trên mặt máy thì phải đảm bảo độ cao an toàn theo quy phạm hiện hành.
- Chiều dài đƣờng rò ≥25mm/kV (Tính với giá trị điện áp max; đối với khu vực môi trƣờng ô nhiễm nặng, yêu cầu ≥31mm/kV). Khoảng cách pha – pha, pha - đất theo quy phạm Trang bị điện.
- Đối với sứ xuyên 115kV và trung tính phía 115kV cách điện gốm, phải có vị trí đo tang, đo phóng điện cục bộ và có chỉ thị mức dầu của từng sứ.
- Mặt bích các sứ sử dụng giông âm trong rãnh. Sử dụng các loại giống chịu dầu và nhiệt độ.


5. Dầu và hệ thống chứa dầu của MBA và bộ điều áp dưới tải:

 

a. Dầu của MBA và bộ điều áp dưới tải:
- Dầu MBA và bộ đổi nấc dƣới tải phải cùng chung 01 loại dầu có chất phụ gia chống ôxy hóa.
- Dầu cách điện không chứa PCB, phải phù hợp với bảng đặc tính kỹ thuật sau:

b. Hệ thống chứa dầu của MBA và bộ điều áp dưới tải:
- Hệ thống chứa dầu của thân MBA và của bộ điều chỉnh điện áp dƣới tải phải cách ly riêng biệt.
- Thiết kế chế tạo ống thông giữa thùng MBA và bình dầu phụ đảm bảo đúng yêu cầu theo chủng loại rơle gas và MBA đƣợc đặt nằm ngang không yêu cầu độ dốc bệ máy.
- Có trang bị 2 bộ hút ẩm cho dầu MBA và dầu bộ OLTC có van cân bằng áp suất trên ống dẫn.
- Bộ chỉ thị nhiệt độ dầu và cuộn dây bố trí trên thân MBA phải đƣợc bố trí ở nơi ngƣời vận hành đứng trên nền trạm có thể đọc đƣợc bằng mắt thƣờng.

 

6. Hệ thống làm mát:

 

Phương pháp làm mát ONAN/ONAF ứng với công suất định mức của từng chế độ làm mát.

 

a. Bộ tản nhiệt:

- Cánh tản nhiệt kiểu rời, bắt với thân máy biến áp bằng mặt bích và có thể tháo rời khi vận chuyển.
- Được thiết kế chế tạo để có thể làm sạch bằng tay và sơn bảo dưỡng bề mặt tại hiện trường.
- Các van cánh bướm tại mỗi bộ tản nhiệt phù hợp tiêu chuẩn, có kí hiệu chắc chắn và có khả năng khóa tại mỗi vị trí đóng mở.
- Trang bị các van trên, dƣới để tháo, nạp dầu, xả khí.

b. Hệ thống quạt mát:

- Yêu cầu hoạt động 02 nhóm cho mỗi chế độ bằng tay hoặc tự động.
- Được thiết kế từng quạt riêng rẽ, không ảnh hưởng lẫn nhau, đảm bảo 2 quạt liền kề không ngừng vận hành đồng thời tránh vùng chết trong hệ thống làm mát.
- Sử dụng các quạt làm mát có động cơ loại ba pha 220/380V-50Hz, khả năng làm mát cao, mức ồn thấp dưới 72dB. Trên thân quạt phải ghi rõ ràng và chắc chắn dấu hiệu chiều quay quy định.
- Các quạt phải được bảo vệ riêng, dùng bảo vệ có phần tử nhiệt và điện từ.
- Việc điều khiển hệ thống làm mát phải thực hiện được tại MBA và trong nhà điều hành. Hệ thống làm mát có thể làm việc ở hai chế độ:

* Bằng tay
* Tự động theo nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ dầu
Tại các tủ tại chỗ và từ xa sẽ đƣợc thiết kế chế tạo đảm bảo các yêu cầu nhƣ sau:
* Thay đổi chế độ điều khiển bằng tay hay tự động.
* Khởi động và dừng các quạt.
* Các tín hiệu chỉ thị hoạt động, sự cố của hệ thống quạt, nhƣ sau:
+ Các quạt ON
+ Các quạt OFF.
+ Lựa chọn chế độ điều khiển tại chỗ, từ xa.
+ Đang vận hành chế độ bằng tay
+ Đang vận hành chế độ tự động.
+ Sự cố quạt
+ Nguồn cung cấp bình thường v.v.

 

7. Điều chỉnh điện áp:

 

a. Bộ điều chỉnh điện áp dƣới tải (OLTC: On Load Tap Changer):

- Loại: Tiếp điểm trong buồng chân không, tiếp điểm chuyển nấc loại xoay nằm bên trong vỏ của bộ OLTC.
- Lắp đặt: bộ OLTC phải được lắp đặt bên trong vỏ thùng MBA.
- Điện áp xoay chiều cung cấp bộ truyền động: 3 pha 220/380V-50Hz.
- Điện áp cung cấp nguồn điều khiển và tín hiệu: một chiều 220VDC và xoay chiều 1 pha, 220V-50Hz.
- Điều chỉnh điện áp dƣới tải phía 115kV.
- Số nấc điều chỉnh: 19.
- Phạm vi điều chỉnh:
* 9x1,78%.
- Dòng định mức của OLTC chọn ~200% dòng định mức MBA phía 110kV

Bộ OLTC hoạt động theo 3 cách thức sau:
 Bằng cần quay tay từng nấc.
 Bằng điện dùng khóa điều khiển tại chỗ.
 Bằng điện điểu khiển từ xa, kết nối SCADA. Việc điều khiển từ xa có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động thông qua thiết bị tự động điều chỉnh điện áp dưới tải.

Bộ OLTC phải đƣợc bảo vệ:
 Chống quá tải, ngắn mạch động cơ và mạch điều khiển.
 Mất, nưƣợc và kém điện áp.
Ngoài ra bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (OLTC) phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
- Phải làm việc bình thường khi nhiệt độ không khí từ -450C đến 450C và nhiệt độ dầu máy đến 1000C hoặc hạ xuống 250C.
- Độ bền cơ khí không có phụ tải điện 500.000 lần đóng cắt.
- Độ bền điện là 60.000 lần đóng cắt khi cắt dòng định mức đến 100%
- Kết cấu thiết bị phải cho phép lấy mẫu và thay dầu thường xuyên.
- Thời gian chuyển nấc không được vượt quá 10 giây với sai số không quá 20%.
- Bộ dẫn động phải hoạt động bình thường với điện áp từ 0,85 đến 1,1 định mức, phải cho phép điều khiển tại chỗ, từ xa và tự động.
- Khi chuyển động bằng tay, lực quay tay không đƣợc lớn hơn 200N.
- Với tín hiệu có độ dài bất kỳ chỉ tác động một lần và chuyển một nấc.

b. Bộ điều áp không tải:
- Loại: điều áp không tải, khóa chuyển nấc loại xoay, nằm bên ngoài MBA.
- Có nhãn mác vĩnh cửu chỉ thị các nấc, hƣớng dẫn chuyển nấc.
- Điều chỉnh điện áp không tải phía 38,5kV hoặc 23kV tùy theo yêu cầu thiết kế, thực tế lắp đặt của MBA.
- Số nấc điều chỉnh: 05.
- Phạm vi điều chỉnh:
* 2x2.5%.

c. Khả năng quá áp của MBA:
Máy biến áp phải đƣợc thiết kế đảm bảo cho phép vận hành với điện áp cao hơn định mức của nấc phân áp đang vận hành trong các điều kiện:
- Lâu dài 5% khi phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25 phụ tải định mức.
- Ngắn hạn 10% (dƣới 6 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức.

 

8. Tủ điều khiển và truyền động của bộ OLTC:

 

Chế tạo bằng thép không rỉ, không từ tính (Inox-304 hoặc tương đương), độ dày >2mm, gắn trên thân máy biến áp, chịu điều kiện thời tiết, cấp bảo vệ IP55. Tủ phải có cửa quan sát nấc phân áp và lũy kế số lần điều áp từ bên ngoài.
- Bộ truyền động OLTC phải được trang bị các bảo vệ sau:
 Chống quá tải, ngắn mạch động cơ và mạch điều khiển.
 Bảo vệ kém áp nguồn cung cấp tự dùng 3 pha.
- Điều khiển bằng điện bộ OLTC đảm bảo các yêu cầu sau: chuyển từng nấc, có khóa giới hạn nấc trên và nấc dưới, liên động không cho điều khiển đồng thời tại chỗ và từ xa.
- Đối với điều khiển bằng điện dùng khóa điều khiển tại chỗ: mạch điều khiển phải đấu nối tại chỗ, tác động trực tiếp đến cơ cấu truyền động.
- Trang bị bộ chỉ thị nấc phân áp và bộ đếm số lần chuyển nấc phân áp.
- Trong hộp điều khiển bộ truyền động phải trang bị 03 bộ các tiếp điểm không mang điện áp lập lại đầu phân áp của bộ OLTC phục vụ cho việc truyền chỉ thị nấc phân áp qua hệ thống SCADA, chỉ thị từ xa vị trí OLTC và dự phòng đấu nối mạch điều áp song song hai máy biến áp.

 

9. Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp dƣới tải:

- Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp dưới tải phải là loại rơle số.
- Lắp đặt tại tủ điều khiển từ xa của MBA.
- Chức năng: tự động điều chỉnh điện áp dưới tải và giám sát, ngăn ngừa điều áp trong các trường hợp quá áp, quá tải, kiểm tra đồng nấc...
- Hiển thị nấc phân áp của MBA.
- Đảm bảo điều áp song song giữa 02 MBA.

 

10.Biến dòng chân sứ MBA:

- Biến dòng có thể được tháo rời khỏi MBA mà không cần tháo nắp MBA.
- Tất cả các đầu cực thứ cấp của các biến dòng được đấu nối đến tủ dấu dây MBA, các hàng kẹp được ký hiệu phân biệt giữa các pha, đảm bảo thay đổi tỉ số biến không cần mở nắp hộp nhị thứ tại máy biến dòng. Các hàng kẹp phải có khả năng nối tắt cuộn dòng khi đang vận hành.
- Thông số kỹ thuật chi tiết của biến dòng điện được mô tả cụ thể ở bảng đặc tính kỹ thuật.
- Biến dòng chân sứ phía 115kV (hoặc 38,5kV và 23kV) pha B có 1 cuộn dùng để đo nhiệt độ cuộn dây MBA.
- Cực tính của máy biến dòng tương ứng với đầu sứ máy biến áp (đầu sứ MBA P1 tương ứng với đầu cực tính S1).

 

11.Tủ điều khiển tại chỗ và từ xa MBA:

 

a. Tủ điều khiển tại chỗ:
- Chế tạo bằng thép không rỉ, không từ tính (Inox-304 hoặc tương đƣơng), dày ≥ 2mm, đặt trên thân MBA, chịu được mưa nắng và có cấp bảo vệ vỏ IP55.
- Tủ phải rộng rãi bố trí đầy đủ các thiết bị và hàng kẹp cần thiết, đảm bảo các yêu cầu nêu trong phần điều khiển hệ thống làm mát; có hàng kẹp đấu nối các tín hiệu kiểm soát, bảo vệ và toàn bộ các cuộn thứ cấp biến dòng chân sứ.
- Tủ phải có ô kính để quan sát tín hiệu từ bên ngoài tủ.
- Các thiết bị chính bố trí trên tủ nhƣ sau:

(1) Các thiết bị kiểm soát, điều khiển hệ thống làm mát.
 Chọn vị trí điều khiển (tại chỗ – từ xa)
 Chọn chế độ điều khiển (bằng tay – tự động)
 Khởi động và dừng các quạt
 Các tín hiệu chỉ thị hoạt động và sự cố của bộ làm mát, nhƣ sau:
a) Các quạt ON
b) Các quạt OFF
c) Hệ thống đang ở chế độ hoạt động bằng tay
d) Hệ thống đang ở chế độ hoạt động tự động.
e) Sự cố quạt.
f) Nguồn cung cấp bình thƣờng v.v..
(2) Thiết bị sấy và chiếu sáng tủ.
b. Tủ điều khiển từ xa MBA (sử dụng cho TBA thiết kế kiểu điều khiển truyền
thống).
- Vỏ tủ bằng thép, dày ≥2mm, sơn tĩnh điện, đặt tại phòng điều khiển.
- Tủ đƣợc trang bị các chức năng nhƣ sau:
(1) Điều khiển hệ thống làm mát từ xa
Các thiết bị chính bố trí trên tủ cho phần làm mát nhƣ sau:
 Chọn chế độ điều khiển (bằng tay – tự động)
 Khởi động và dừng các quạt
 Các tín hiệu chỉ thị hoạt động và sự cố của bộ làm mát nhƣ sau:
a) Các quạt ON
b) Các quạt OFF
c) Hệ thống đang ở chế độ hoạt động bằng tay
d) Hệ thống đang ở chế độ hoạt động tự động
e) Sự cố quạt
f) Có còi báo động chung các sự cố bên trong MBA.
g) Nguồn cung cấp bình thƣờng v.v..
(2) Điều khiển hệ thống OLTC từ xa:
Mạch điều khiển hệ thống này có thể điều khiển bằng điện qua các khóa điều khiển hoặc tự động từ thiết bị tự động điều chỉnh điện áp dƣới tải.
Các thiết bị chính bố trí trên tủ cho phần đổi nấc nhƣ sau:
 Volt kế thang đo 0 – 30kV đo điện áp phía 22kV và chuyển mạch đo điện áp pha – dây (Tỉ số biến điện áp: 23kV:√3/110V:√3).
 Chọn chế độ điều khiển (tại chỗ – từ xa).
 Chọn chế độ điều khiển (bằng tay – tự động).
 Khóa thao tác tăng giảm từng nấc.
 Nút nhấn ngừng khẩn cấp.
 Khóa chọn chế độ vận hành (độc lập – song song) (trang bị cho 2 MBA).
 Khóa chọn chế độ điều khiển chủ – tớ (trang bị cho 2 MBA).
 Thiết bị điều khiển đổi nấc tự động.
 Đồng hồ chỉ thị nấc bộ OLTC.
 Có thể chọn chế độ giám sát tại trạm từ tủ điều khiển từ xa MBA (remote) hay qua hệ thống SCADA (supervisory) bằng khóa chuyển mạch (remote/supervisory).
 Các tín hiệu chỉ thị hoạt động và sự cố của hệ thống OLTC nhƣ sau:
a) Bộ OLTC đang hoạt động
b) Đang ở nấc cao nhất
c) Đang ở nấc thấp nhất
d) Khoá chọn vị trí điều khiển đang ở vị trí “tại chỗ”/ “từ xa”
e) Sự cố động cơ bộ truyền động
f) Sự cố bộ đổi nấc
g) Sự cố nguồn bộ đổi nấc v.v..
(3) Các tín hiệu kiểm soát nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây, bảo vệ MBA nhƣ sau:
Báo hiệu các cấp hoạt động và mạch tác động đi cắt từ các bảo vệ MBA như rơle hơi rơle áp suất đột biến của MBA, rơle bảo vệ áp suất của bộ OLTC, mức dầu của bộ OLTC và của MBA, van xả áp lực, nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây...
a) Đồng hồ đo lường nhiệt độ dầu
b) Đồng hồ đo lường nhiệt độ cuộn dây
(4) Thiết bị sấy và chiếu sáng tủ.

 

12.Nối đất:

 

- Tất cả các phần không mang điện, tủ điện, khung kim loại các thiết bị phải bố trí vị trí để nối đất.
- Chân máy biến áp phải có ít nhất 2 điểm tiếp địa được bố trí ở phần phía dưới thân máy về 2 phía đối diện, có thể dễ dàng tiếp cận để kiểm tra bảo trì mà không cần cắt điện. Tiếp địa phải được bắt bằng bu lông có ren không nhỏ hơn M14.

 

13.Thiết bị giám sát và bảo vệ:

- Để giám sát và bảo vệ, MBA phải đƣợc trang bị các thiết bị bảo vệ sau:
 Rơle hơi của MBA (loại 2 cấp, có vị trí lấy mẫu khí).
 Rơle áp suất đột biến MBA.
 Rơle bảo vệ áp suất của bộ OLTC.
 Đồng hồ chỉ thị mức dầu của MBA, hiển thị theo nhiệt độ, có tiếp điểm báo hiệu mức dầu cao và thấp.
 Đồng hồ chỉ thị mức dầu của bộ OLTC, hiển thị theo nhiệt độ, có tiếp điểm báo hiệu mức dầu cao và thấp.
 Đồng hồ nhiệt độ dầu MBA có 4 cặp tiếp điểm có thể hiệu chỉnh theo nhiệt độ (2 cặp tiếp điểm bảo vệ và 2 cặp tiếp điểm cho hệ thống làm mát).
 Đồng hồ nhiệt độ cuộn dây MBA đƣợc trang bị cho tất cả các cuộn dây. Mỗi đồng hồ có 4 cặp tiếp điểm, có thể hiệu chỉnh theo nhiệt độ (2 cặp tiếp điểm bảo vệ và 2cặp tiếp điểm cho hệ thống làm mát).
 Rơle áp lực.
 Rơle dòng dầu bảo vệ bộ OLTC.
- Đo lƣờng từ xa:
 Đồng hồ nhiệt độ dầu.
 Đồng hồ nhiệt độ cho từng cuộn dây phía cao, trung và hạ áp.

 

14. Đầu cực và kẹp cực đi kèm:

 

- Phía 115kV: Loại bushing ngoài trời kèm kẹp cực đấu dây phù hợp với dây ACSR, tiết diện theo thiết kế.
- Trung tính 115kV: Loại bushing ngoài trời kèm kẹp cực đấu dây phù hợp với dây nối đất, có các sứ đỡ dây và kẹp để cố định dây trung tính xuống lƣới nối đất.
- Phía 38,5kV và 23kV: Loại bushing ngoài trời kèm kẹp cực đấu dây phù hợp với đầu cáp đấu nối, tiết diện theo thiết kế. Giữa đầu cực và thanh cái đồng phải có khớp mềm thanh cái có tiết diện phù hợp.
- Trung tính phía 23kV: Loại bushing ngoài trời kèm với kẹp cực đấu dây tƣơng ứng, có các sứ đỡ dây và kẹp để hƣớng dây trung tính xuống lƣới nối đất
Ghi chú: Các lựa chọn thêm tùy theo từng dự án:
- Chống sét van đầu cực các phía, kèm giá đỡ, đếm sét, …

 

15. Cáp điều khiển và cấp nguồn tự dùng:

 

Trọn bộ cáp điều khiển AC/DC (loại 0,6/1kV, PVC/Copper tap/PVC/Copper, ruột đồng mềm, chống nhiễu và va đập cơ học) và cáp cấp nguồn tự dùng AC/DC (loại 0,6/1kV, PVC/Copper, ruột đồng mềm) đấu nối từ MBA lực vào tủ điều khiển từ xa (RTCC), tủ phân phối AC 220/380VAC & DC 220VDC; từ tủ RTCC đến tủ AC&DC đặt tại phòng điều hành. Mạch DC, AC, điều khiển, tín hiệu, chỉ thị đổi nấc, nhiệt độ phải được đi trên các sợi cáp riêng biệt để tránh chạm nguồn và nhiễu. Tiết diện cáp tín hiệu và điều khiển như sau:
 Cáp cấp nguồn: phù hợp với công suất tải.
 Cáp điều khiển và tín hiệu: 1,5mm2
 Cáp mạch áp: 2,5mm2
 Cáp mạch dòng: 4,0mm2
Các loại cáp này phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật của Phần Nhị thứ bộ tiêu chuẩn này. Riêng phần cáp khu vực MBA được đi trong ống ruột gà cốt kim loại, chịu dầu và đi trên giá đỡ cáp (cách ly khỏi mặt MBA).

 

16. Nhãn của MBA và các thiết bị MBA:

 

Nhãn MBA phải được làm bằng thép tấm không gỉ, có bề dày ≥2mm, in chìm, chịu được môi trường ngoài trời, không xóa nhòa, đặt chắc chắn nơi dễ thấy, trong đó có ghi các thông số, chỉ dẫn như sau:
(1) Hiệu, kiểu, năm chế tạo, nhà chế tạo, tiêu chuẩn chế tạo.
(2) Số chế tạo.
(3) Công suất định mức các cuộn dây (ở chế độ ONAN và ONAF).
(4) Mức cách điện.
(5) Độ tăng nhiệt độ dầu, cuộn dây định mức.
(6) Các điện áp danh định và khoảng điều chỉnh.
(7) Các dòng danh định.
(8) Ký hiệu và sơ đồ đấu dây MBA.
(9) Điện áp ngắn mạch.
(10) Dòng điện không tải.
(11) Khối lƣợng: toàn bộ, vận chuyển, ruột MBA và dầu cách điện.
(12) Kích thƣớc: toàn bộ, vận chuyển.
(13) Loại dầu không có PCB

Ngoài ra, các nhãn phụ ghi các thông số, sơ đồ của MBA như sau:
(1) Sơ đồ cuộn dây MBA và các biến dòng chân sứ MBA.
(2) Tỷ số biến áp hoặc điện áp ở từng nấc phân áp.
(3) Tỷ số, công suất, cấp chính xác của từng biến dòng chân sứ.
(4) Các chỉ dẫn quan trọng trong vận hành.
Các thiết bị, sứ xuyên, van trên MBA phải có nhãn, được ghi rõ tên nhận dạng và thông tin hướng dẫn trong vận hành bảo dưỡng.

 

17.Mức cách điện:

MBA 110kV phải đƣợc thiết kế và thử nghiệm với những cấp cách điện sau đây:

 

18. Độ ồn:

Độ ồn MBA yêu cầu 68/72dB tƣơng ứng chế độ làm mát ONAN/ONAF (đo theo tiêu chuẩn IEC 60551)

 

19. Độ tăng nhiệt:
Độ tăng nhiệt độ của dầu/cuộn dây tƣơng ứng không quá: 500C/550C

 

20. Thử nghiệm Máy biến áp:

 

1. Các hạng mục thử nghiệm xuất xưởng:

MBA phải đƣợc thử nghiệm xuất xƣởng với các hạng mục thử nghiệm qui định theo các tiêu chuẩn nêu trong mục II.1.1. và liệt kê dƣới đây:
(1) Thí nghiệm điện trở cách điện giữa các cuộn dây và vỏ.
(2) Đo điện trở một chiều các cuộn dây và các nấc phân áp.
(3) Thí nghiệm tỷ số biến áp, tổ đấu dây và kiểm tra độ lệch pha.
(4) Đo tổng trở ngắn mạch và tổn thất ngắn mạch.
(5) Đo các tổn thất không tải và dòng điện không tải.
(6) Đo điện dung, tổn hao điện môi giữa các cuộn dây với vỏ và giữa các cuộn dây.
(7) Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp 50Hz.
(8) Thí nghiệm điện áp chịu đựng xung sét 1,2/50µs
(9) Thí nghiệm đo phóng điện cục bộ
(10) Đo tổng trở thứ tự không
(11) Thí nghiệm bộ điều áp dƣới tải (OLTC) (chụp sóng, kiểm tra đồ thị vòng…).
(12) Thí nghiệm cách điện vòng dây bằng điện áp cảm ứng tần số 100Hz.
(13) Đo lƣờng tổn hao điện môi tg giữa các cuộn dây, cuộn dây-vỏ.
(14) Thí nghiệm dầu cách điện.
(15) Thí nghiệm khả năng chịu áp lực của vỏ máy và cánh tản nhiệt.
(16) Xác định công suất tiêu thụ các động cơ điện.
(17) Thí nghiệm tỉ số, cực tính và đặc tuyến từ hóa các biến dòng chân sứ.
(18) Thí nghiệm các phụ kiện bao gồm: các loại sứ, đồng hồ đo nhiệt độ dầu, đồng hồ đo nhiệt độ cuộn dây, rơle gas của MBA, rơle áp suất, đồng hồ chỉ thị mức dầu, rơle áp lực, rơle dòng dầu bảo vệ OLTC, tủ điều khiển và kiểm soát từ xa MBA.

 

2. Các hạng mục thử nghiệm điển hình:
(1) Thử nghiệm độ tăng nhiệt độ (IEC 60076-2)
(2) Xác định các mức tiếng ồn của MBA.
(3) Thử nghiệm độ bền điện môi (thử nghiệm điện áp chịu đựng tần số nguồn)
(4) Thí nghiệm xung đóng cắt
(5) Đo sóng điều hoà của dòng không tải

 

Nguồn: TCT Điện Lực Miền Bắc - TĐ Điện Lực Việt Nam

QUY ĐỊNH TẠM THỜI EVN NPC.KT/QĐ.01
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
LỰA CHỌN THIẾT BỊ THỐNG NHẤT

Được xem 9509 lần
MGG Vietnam

Bạn muốn biết chi tiết các sản phẩm hoặc báo giá sản phẩm hãy liên hệ 0915.915.680 hoặc gửi thư điện tử đến địa chỉ mggvn.sales@gmail.com

https://mgg.com.vn

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin

Liên hệ

CÔNG TY TNHH MGG VIỆT

TM2-9, Tầng 2, Tòa nhà 903, Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: 0915.915.680

Truy cập

5701878
Hôm nay
Hôm qua
946
951